Thủy đậu là bệnh lý rất dễ lây lan qua đường hô hấp và thường xuất hiện ở trẻ em. Tuy nhiên, người lớn có sức đề kháng yếu cũng sẽ mắc bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu mắc bệnh thủy đậu liệu có gây nguy hiểm? Tham khảo ngay các cách chữa thủy đậu khi mang thai dưới đây để đảm bảo an toàn.
Thủy đậu là căn bệnh lành tính và có thể gây nhiều biến chứng nếu điều trị sai cách. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể gây biến chứng cho thai nhi. Bài viết sẽ cho bạn biết mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu có nguy hiểm gì không? Và bật mí cho bạn một số cách chữa thủy đậu khi mang thai hiệu quả và an toàn nhất.
Xem nhanh
Bệnh thủy đậu khi mang thai
Tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thủy đậu so với tỷ lệ ở người lớn là không cao. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của bệnh thường nghiêm trọng và nặng nề hơn. Nguy cơ mắc bệnh thủy đậu đậu ở mẹ bầu sẽ tăng lên khi có kèm viêm phổi.

Theo một cuộc nghiên cứu dịch tễ học tại Anh và Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai chiếm khoảng 3/1 000. Nếu suy theo tỷ lệ này, mỗi năm tại Mỹ sẽ có ít nhất là 3 triệu phụ nữ đang mang thai. Thì trong đó có đến 9 000 trường hợp mắc bệnh thủy đậu khi mang thai mỗi năm. Vì vậy, việc tìm ra cách chữa thủy đậu khi mang thai là vô cùng cần thiết.
Mẹ bầu bị thủy đậu có gây nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị thủy đậu thường có diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn người không có thai. Phụ nữ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm cầu thận, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát. Trong một số trường hợp bệnh diễn biến nặng sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong. Trong các loại biến chứng này, viêm phổi do bệnh thủy đậu là biến chứng thường gặp nhất. Viêm phổi do bệnh thủy đậu thường phát triển trong khoảng một tuần sau khi phát ban. Lúc này bạn cần phải tìm hiểu cách chữa thủy đậu khi mang thai ngay.
Nếu trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu thì:
- Trường hợp nếu trước khi mang thai mẹ bầu đã tiêm phòng vacxin thủy đậu rồi. Hoặc trước đó mẹ đã mắc bệnh thì cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống lại căn bệnh này. Vì vậy, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng về nguy cơ mắc bệnh thủy đậu lần nữa. Bạn nên tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và thăm khám thai theo lịch định kỳ.
- Trường hợp mẹ bầu chưa tiêm vacxin phòng bệnh hoặc chưa từng mắc bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Vì vậy, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe một cách sát sao nhất. Khi có biểu hiện nghi ngờ nhiễm thủy đậu, bạn nên đến cơ sở y tế ngay. Việc này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và theo dõi tình trạng bệnh cũng như thai nhi.

Triệu chứng bệnh thủy đậu là phát ban ở dạng nốt mụn nước đường kính khoảng 1 – 3 mm. Chúng thường xuất hiện ở một số vùng như mặt, tay, chân, kèm theo triệu chứng sốt. Nếu chăm sóc sai cách, các nốt mụn nước có thể vỡ và gây nhiễm trùng để lại sẹo. Trong trường hợp mẹ bầu bị bội nhiễm vi khuẩn, những nốt mụn nước này sẽ hóa mủ. Chúng sẽ ăn sâu xuống lớp da của bạn và tạo thành nhiều vết sẹo xấu xí trên da. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu cần phải được theo dõi và tư vấn thai phụ kịp thời.
Xem thêm:
Viêm đường tiết niệu khi mang thai những điều bạn nên biết
Giới thiệu cách xử lý và chữa thủy đậu khi mang thai
Điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai là việc vô cùng cấp thiết và nên đến cơ sở y tế. Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn lỏng. Ngoài ra, bà bầu nên chú ý giữ vệ sinh cơ thể, tránh làm vỡ những nốt mụn nước. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm nguy hiểm cho mẹ và bé. Nếu có dấu hiệu sốt, bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt là paracetamol.
3.1. Khi mẹ bầu phơi nhiễm với vi rút thuỷ đậu
Với tình trạng phơi nhiễm thủy đậu mẹ bầu khi mang thai có thể chữa bằng cách nào? Đối với những bà bầu chưa được tiêm phòng vắc xin bệnh thủy đậu hoặc chưa từng mắc bệnh. Bạn có thể sử dụng varicella – zoster immune globulin (VZIG) trong vòng 72 giờ đầu sau khi phơi nhiễm. Việc sử dụng VZIG cho bà bầu chỉ giúp phòng ngừa những biến chứng nặng ở người mẹ. Chứ nó không thể phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai và hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Để tránh các biến chứng thủy đậu cho trẻ, bác sĩ có thể xem xét dùng VZIG cho trẻ.

3.2. Khi bà bầu có triệu chứng bệnh thuỷ đậu
Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé? Tuỳ vào dấu hiệu của bệnh và thời gian phơi nhiễm, bác sĩ có thể cân nhắc dùng Acyclovir uống. Hoặc có thể dùng đường tĩnh mạch để giảm thiểu nguy cơ cho cả mẹ và bé. Bởi vì Acyclovir có khả năng ức chế sự phát triển của virus từ đó ngăn chặn bệnh tiến triển. Mẹ bầu mang thai 6 tháng bị thuỷ đậu cũng có thể cân nhắc điều trị bằng cách này.
Qua bài viết trên bạn cũng đã biết được các cách chữa thủy đậu khi mang thai. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bạn nên phòng ngừa thủy đậu bằng cách tránh tiếp xúc người bệnh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày bằng chất tẩy rửa để tránh virus bám vào. Quan trọng hơn bạn nên tiêm phòng vacxin thủy đậu trước khi mang thai từ 1-5 tháng.