Thông thường khi trẻ sơ sinh bị béo phì sẽ rất khó được phát hiện. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều bệnh và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để phòng chống béo phì ở trẻ sơ sinh bạn có thể tìm hiểu bài viết này.
Nhiều phụ huynh với quan niệm trẻ càng mũm mĩm sẽ càng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cân nặng trẻ vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh béo phì. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của béo phì ở trẻ sơ sinh là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.
Xem nhanh
Nnguyên nhân khiến trẻ sơ sinh béo phì
Bệnh béo phì ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
1.1. Khi còn trong bụng mẹ
Nhiều trẻ thừa cân và có dấu hiệu béo phì ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Hầu hết các bạc cha mẹ đều muốn bé con nhà mình khi sinh ra phải trông thật bụ bẫm và mũm mĩm. Với quan niệm này mà nhiều phụ huynh đã bồi bổ quá mức làm thai nhi có cân nặng vượt mức bình thường (hơn 3,8kg).
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ có mức cân nặng khi sinh ra bình thường là 2,5-3,8 kg. Nếu trẻ nặng hơn 3,8 kg thì mặc dù trông vẫn rất bình thường. Nhưng sức khỏe yếu hơn với nhóm trẻ sơ sinh có cân nặng bình thường (2,5-3,8 kg). Đa phần những trẻ sơ sinh có cân nặng vượt quá mức bình thường ngay khi còn trong bụng mẹ là nguyên nhân chủ yếu. Hoặc nguyên nhân khác là do mẹ bầu đang mắc phải bệnh tiểu đường.
Những phụ nữ tăng cân nặng khoảng 15kg trở lên khi mang thai dễ sinh trẻ thừa cân. Nếu trong gia đình có cả ba và mẹ đều bị thừa cân hay béo phì. Thì tỷ lệ sinh con thừa cân sẽ cao gấp 3 – 6 lần so với những trẻ khác. Vì vậy, để tránh tình trạng béo phì ở trẻ sơ sinh ba mẹ cần theo dõi chặt chẽ.

1.2. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Những tháng đầu tiên trong đời sau khi mới sinh ra, trẻ thường lớn rất nhanh. Cân nặng của trẻ vào cuối năm có thể tăng gấp 3 lần trọng lượng trẻ lúc mới sinh ra. Ngoài ra, chiều cao của trẻ cũng tăng lên 25cm, vòng đầu tăng thêm khoảng 10cm.
Với những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài sẽ có nguy cơ béo phì cao gấp 2,8 lần. So với những trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Với những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ bị thừa cân và béo phì. Nếu cân nặng của bé có tăng thì cũng dễ dàng được kiểm soát và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy để tránh tình trạng béo phì ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bé nên được nuôi bằng sữa mẹ.
Những dấu hiệu béo phì ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh có khối lượng của cơ thể cao hơn cân nặng trung bình so với chiều cao. Và tuổi từ 20% trở lên, trẻ có những lớp mỡ xung quanh vùng đùi, cánh tay, trên ngực và ở cằm. Thì ba mẹ phải nghĩ ngay tới tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ sơ sinh. Có hai cách để phụ huynh xác định trẻ có thừa cân hay béo phì không:
- Cách 1: Là quan sát thấy thân hình của trẻ to béo một cách bất thường so với độ tuổi. Ba mẹ có thể quan sát qua cách đi lại và chạy nhảy của trẻ.
- Cách 2: Là dùng cân đo để xác định khối lượng trẻ thừa cân hay béo phì.

Nếu chiều cao của trẻ đạt mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt 25% bình thường. Thì điều đó cho thấy trẻ đã bị dư cân và có nguy cơ bị béo phì. Nếu trẻ có số khối lượng vượt mức bình thường 50% thì chắc chắn trẻ đã bị bệnh béo phì.
Những cách phòng chống bệnh béo phì ở trẻ sơ sinh
Để phòng chống bệnh béo phì cho trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:
3.1. Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ cho trẻ sơ sinh bú đến tháng thứ 9, nguy cơ khiến trẻ bị béo phì sẽ giảm được 4%. Tỉ lệ này sẽ tăng lên 6% nếu bé được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Và tốt nhất mẹ không nên sử dụng những loại sữa dinh dưỡng khác cho trẻ. Bởi vì, trẻ sơ sinh bú sữa bình sẽ hấp thụ nhiều nguồn thức ăn hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Nếu bé đã bú no thì nên cho ngừng lại, không nên ép trẻ phải bú thêm.
Ba mẹ hãy đáp ứng theo yêu cầu ngừng bú sữa của trẻ sơ sinh. Khi trẻ được khoảng 3 hoặc 4 tháng tuổi, trẻ sẽ quay đầu đi nơi khác, mím chặt môi hoặc ngủ khi đã bú sữa no. Còn khi trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi, nếu bú no bé sẽ nhìn sang một hướng khác. Khi trẻ từ 6 tháng trở lên thì mẹ mới nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Khi trẻ đã no trẻ sẽ ngậm miệng thật chặt hoặc lắc đầu để nói cho mẹ biết mình không ăn nữa. Các bậc phụ huynh nên nhớ, bao tử của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chính vì vậy chỉ nên cho bé ăn với một lượng vừa đủ.
3.2. Không nên cho trẻ sơ sinh ăn món ăn đặc
Theo chuyên gia dinh dưỡng, không nên cho trẻ nhỏ ăn món ăn đặc trước 6 tháng tuổi. Trong một nghiên cứu cho thấy, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì ở độ tuổi mẫu giáo. Trẻ sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh béo phì đối với những trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi bắt đầu cho trẻ ăn bột, hãy đặt trẻ ngồi trên ghế cao và ba mẹ nên ngồi ăn chung với trẻ. Cho trẻ ăn một cách từ từ, không nên đút cho trẻ ăn quá nhanh. Ngồi ăn cùng mọi người giúp trẻ duy trì được cân nặng ở mức phù hợp.
3.3. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của trẻ. Theo một số nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh ngủ dưới 12 tiếng có nguy cơ bị béo phì gấp đôi trẻ bình thường. Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ tác động trực tiếp đến cân nặng của trẻ. Các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ có thói quen đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. Ba mẹ có thể xoa bóp cho trẻ sẽ giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
3.4. Phụ huynh dành thời gian tập thể dục cho trẻ nhỏ
Khi trẻ thức dậy, ba mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp vài lần, điều này sẽ làm cho trẻ có cơ hội cử động cổ, cánh tay và vai. Nếu cha mẹ thấy bé khóc thì nên lập tức ngưng lại. Tuy nhiên, bài vận động này sẽ trở nên rất thú vị nếu trẻ có đủ sức khỏe. Các bậc phụ huynh có thể tạo ra những trò chơi vui nhộn và đặt đồ chơi trước mặt trẻ cách khoảng 0.3 – 0.6 m để bé có thể tự bò tới lấy. Có thể cho trẻ dùng nôi để tập đứng hoặc nhún, khi trẻ được 5 tháng tuổi trở lên. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên cứng cáp phần hông và chân. Khi trẻ đã biết bò, đi và chạy cũng giúp trẻ tiêu thụ được calo hiệu quả.
Bài viết trên cũng đã nêu lên nguyên nhân gây béo phì ở trẻ sơ sinh. Để phòng chống bệnh lý này, ba mẹ có thể áp dụng một số cách trên đây. Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám định kỳ để kiểm tra và theo dõi sức khỏe. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến và trò chuyện cùng bác sĩ trong thời gian thai kỳ.