Dinh dưỡng khỏe

Biến chứng bệnh đột quỵ gây nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan

Biến chứng bệnh đột quỵ gây nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo một cách rõ ràng. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh đột quỵ có nguy hiểm không nhé.

Những thói quen có hại như uống nhiều rượu bia, thuốc lá, lười vận động, thậm chí là chế độ ăn nhiều chất béo đều có nguy cơ bị đột quỵ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, nguyên nhân, độ tuổi mà người bệnh có thể gặp mức độ của biến chứng khác nhau.

Bệnh đột quỵ là gì?

Bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một bệnh cấp tính. Bệnh đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn, khiến lượng máu lên não bị ngưng trệ. Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào trong não sẽ nhanh chóng ngừng hoạt động. Điều này có thể khiến người bệnh tàn phế, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, đột quỵ còn để lại một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe này. Vậy biến chứng bệnh đột quỵ thường xuất hiện là gì sẽ được tiết lộ trong phần tiếp theo sau đây.

biến chứng bệnh đột quỵ
Bệnh đột quỵ là gì?

Những biến chứng bệnh đột quỵ

1. Biến chứng bệnh đột quỵ là liệt vận động

Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tứ chi, liệt mặt, liệt dây thần kinh sọ, liệt nửa người) sau đột quỵ. Di chứng này khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Người bệnh nếu để lâu có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, tỳ đè, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,… thậm chí tử vong.

Sau đột quỵ, người bệnh cần được tập luyện phục hồi chức năng để giúp tuần hoàn không bị ứ trệ, ùn tắc đờm. Tránh bị cứng khớp và các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giúp cơ bắp khỏe hơn, phục hồi nhanh hơn.

2. Rối loạn ngôn ngữ

Tiếp theo biến chứng đột quỵ người bệnh có thể bị rối loạn ngôn ngữ do vùng não chi phối các chức năng ngôn ngữ bị tổn thương với các biểu hiện: nói ngọng, ngữ điệu bị thay đổi,… diễn đạt khó khăn, thậm chí không nói được. Để khắc phục tình trạng rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ, những người xung quanh cần giúp người bệnh học lại các kỹ năng giao tiếp.

biến chứng bệnh đột quỵ
Biến chứng bệnh đột quỵ là rối loạn ngôn ngữ

3. Suy giảm nhận thức

Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng của đột quỵ não gây sa sút trí tuệ. Bệnh nhân bị rối loạn tri giác có các biểu hiện như: Hay quên, suy giảm trí nhớ, lừ đừ, không định hướng được theo không gian và thời gian, không nhận biết được người thân và gia đình. Nhiều người bệnh mất nhiều thời gian để hồi phục và không thể làm những công việc đòi hỏi tinh thần minh mẫn và phức tạp như trước.

4. Trầm cảm, rối loạn cảm xúc

Bệnh nhân sau đột quỵ thường bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc, phải nhờ đến sự chăm sóc của người khác. Họ bị rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó giao tiếp, không thể tham gia các hoạt động,… Từ đó khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn cảm xúc, cáu gắt, dễ xúc động,…

biến chứng bệnh đột quỵ
Biến chứng bệnh đột quỵ là trầm cảm, rối loạn cảm xúc

Thuốc chống trầm cảm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, người bị đột quỵ nên tham gia nhóm, câu lạc bộ đột quỵ để kết bạn, chia sẻ với những người bạn mới gặp cùng cảnh ngộ.

5. Biến chứng bệnh đột quỵ là rối loạn tiểu tiện

Bệnh nhân đột quỵ không thể kiểm soát được việc đi tiểu do rối loạn cơ vòng kết hợp với rối loạn nhận thức và cảm giác. Vì vậy, việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu,… giúp người bệnh có tinh thần thoải mái.

Phục hồi và phòng ngừa bệnh đột quỵ

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não có thể khiến bệnh nhân bị giảm khả năng ngôn ngữ và khả năng nhận thức và tư duy. Vì vậy, liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp nhận thức, rèn luyện trí nhớ và kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết. Ngoài ra, còn có thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để lấy lại sức mạnh của các bộ phận cơ thể, và đặc biệt là sự cân bằng.

Với những biến chứng bệnh tai biến mạch máu não nguy hiểm trên, các biện pháp phòng ngừa tốt cho bạn bao gồm:

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và có một lối sống lành mạnh.
  • Bỏ hút thuốc.
  • Hạn chế uống rượu bia và hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol, chất béo.
  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là cholesterol và huyết áp, bệnh tim, tiểu đường.
  • Hãy lắng nghe cơ thể mình và tìm đến các bác sĩ chuyên nghiệp, cơ sở y tế uy tín khi cần được thăm khám và tư vấn.

Với những biến chứng bệnh đột quỵ trên, bạn cần phải chú ý nhiều đến biện pháp phòng tránh chúng cách tốt nhất. Đặc biệt, khi bạn nhận thấy sức khỏe của bản thân có những khác thường thì cần được bạn đưa đi khám ngay để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *