Chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp bạn nên chú ý đến đều được cung cấp trong bài viết cho bạn tham khảo qua một cách rõ ràng. Nếu bạn muốn cân nhắc đến việc ăn uống cho người bị ung thư tuyến giáp thì hãy đọc qua những gợi ý dưới đây nhé.
Ung thư tuyến giáp là bệnh có thể điều trị khỏi, tuy nhiên cần có lối sống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm phù hợp và đầy đủ chất dinh dưỡng. Vậy bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây, từ đó ngăn chặn sự phát triển của bệnh và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Xem nhanh
Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có khả năng chữa lành cao. Tuy nhiên bệnh vẫn nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Và chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng rất lớn đến tiến triển của bệnh, quá trình điều trị ung thư tuyến giáp.
Khó hấp thụ chất dinh dưỡng, thường xuyên có cảm giác chán ăn, buồn nôn,… là những phản ứng bạn sẽ gặp phải trong và sau quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Đặc biệt là chế độ ăn sau mổ ung thư tuyến giáp rất quan trọng để sức khỏe cải thiện tốt nhất.

Chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp
1. Bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
- Rau quả tươi: Rau quả tươi là nhóm thực phẩm rất giàu khoáng chất và vitamin. Các khoáng chất và vitamin này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp.
- Thực phẩm giàu i-ốt: I-ốt cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung một lượng i-ốt nhất định để giúp tuyến giáp hoạt động ổn định nhất.
- Các loại hạt: Các loại hạt như hạt điều, hạt bí ngô, .. là nguồn thực phẩm cung cấp Vitamin E và B cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả nhất. Có thể nói đây là nhóm thực phẩm cần thiết cho tuyến giáp mà người bệnh ung thư tuyến giáp cần bổ sung.
- Hải sản: Hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều omega 3, kẽm,… rất tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Vì vậy, nếu hỏi “bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì” thì hải sản là một gợi ý không tồi. Người bệnh nên dùng ít nhất 3 bữa/tuần để cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
- Thức ăn lỏng, ít chất béo: Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng buồn nôn và nôn thì nên ăn thức ăn chứa ít chất béo, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, ngũ cốc,…
- Thực phẩm giàu protein: Thực phẩm giàu protein là nguồn cung cấp calo và năng lượng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

2. Bệnh ung thư tuyến giáp không nên ăn gì?
- Người bị ung thư tuyến giáp, đặc biệt là sau phẫu thuật không nên ăn các thực phẩm cay, nóng hoặc chế biến ở nhiệt độ cao như nướng, quay, chiên giòn.
- Các loại thực phẩm chế biến, đóng hộp như xúc xích, pate, thịt hun khói,… người bệnh cũng nên tránh xa để đảm bảo tốt hoạt động của tuyến giáp cũng như hệ tiêu hóa.
- Hạn chế ăn bún, phở vì chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
- Người bị ung thư tuyến giáp cần hết sức lưu ý tránh ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu hũ, tàu hũ ky, sữa đậu nành.
- Nên tránh các thức ăn cứng như bánh mì nướng, khoai tây chiên, bánh quy giòn, bánh tai heo, .. vì người bệnh ung thư tuyến giáp thường khó nuốt. Nếu dùng thức ăn khô, cứng sẽ khiến bạn bị viêm họng.
- Trường hợp bệnh nhân đang điều trị bằng i-ốt phóng xạ thì tốt nhất là chế độ ăn có nồng độ i-ốt thấp. Điều đó có nghĩa là người bệnh phải hạn chế sử dụng muối i-ốt, muối biển hoặc các thực phẩm có muối bao gồm hải sản và các sản phẩm từ biển như rong biển, thạch, v.v.
- Không ăn lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa, pho mát, kem, v.v.
- Tuyệt đối không uống nước có ga, bia, rượu, cà phê. Đối với những người có sức khỏe tốt, sử dụng những sản phẩm này cũng không có lợi cho sức khỏe.

Cách chế biến thực phẩm
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp khá khó nhai nuốt. Vì vậy, thức ăn nên ở dạng lỏng như cháo, súp để người bệnh dễ nuốt. Trái cây nên được chế biến dưới dạng sinh tố. Chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là ngăn ngừa táo bón. Không ăn đồ nướng, đồ ăn dai, cứng gây khó nuốt, khó tiêu.
Về mặt tâm lý, bệnh nhân ung thư thường chán ăn. Khó dung nạp một lượng lớn thức ăn. Vậy nên cho ăn thành nhiều bữa nhỏ để người bệnh có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết. Trung bình chia thành 5 – 6 bữa trong ngày. Tăng cường uống nước để thải độc tố trong cơ thể.
Chế biến thức ăn nên giảm lượng dầu mỡ, để thức ăn nguội bớt. Nấu chín kỹ thức ăn. Cách chế biến này sẽ giảm cảm giác buồn nôn, chán ăn cho người bệnh.
Như đã nói ở trên, chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp là vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị và khả năng phục hồi sau điều trị của bệnh nhân. Vì vậy, để điều trị hiệu quả các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, cường giáp và đặc biệt là ung thư tuyến giáp, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý.