đau bụng bên trái dưới rốn
Sức khỏe

Đau bụng bên trái dưới rốn: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Đau bụng bên trái dưới rốn đột ngột là triệu chứng phổ biến ai cũng có thể gặp. Vậy những cơn đau này có phải là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó không? Tham khảo bài viết sau để biết cách phòng ngừa và điều trị cơn đau hiệu quả nhất.

Đau bụng là triệu chứng mà bất kỳ ai trong chúng ta điều gặp phải và chúng sẽ biến mất sau đó. Tuy nhiên, nếu cơn đau này kéo dài thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan và lơ là. Khi bạn bị đau bụng bên trái dưới rốn thì cần phải đi kiểm tra sức khỏe ngay. Bởi lẽ nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Đau bụng bên trái dưới rốn là do nguyên nhân nào?

Đau bụng bên trái dưới rốn là bệnh gì được nhiều người đặt ra hiện nay. Dưới đây là một số bệnh lý bạn có thể mắc phải khi bị đau bụng trái dưới rốn:

1.1. Các bệnh về hệ tiêu hóa

Khi có dấu hiệu đau bụng dưới, có khả năng bạn đã mắc phải chứng viêm túi thừa cấp. Bệnh lý này thường có liên quan đến tình trạng các túi nằm ngoài thành ruột kết viêm nhiễm. Những túi này còn được gọi là túi thừa. Thông thường các cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn mửa, táo bón,…

đau bụng bên trái dưới rốn
Đau bụng bên trái dưới rốn là dấu hiệu của các bệnh về hệ tiêu hóa

Ngoài ra còn có một số bệnh lý liên đến hệ tiêu hóa khi bị đau bụng bên trái dưới rốn khác. Ví dụ như chứng táo bón, thoát vị bẹn nghẹt, viêm ruột già, viêm đường ruột,,…

1.2. Bệnh lý về hệ sinh sản

Đối với những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, những cơn đau nhói này có liên quan đến hệ sinh sản. Ví dụ như bị mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai,… Một số bệnh lý phụ khoa như u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung,…

1.3. Hệ bài tiết có vấn đề

Khi bị đau bụng âm ỉ bên trái dưới rốn ở phụ nữ thì có khả năng mắc bệnh sỏi tiết niệu. Đây là tình trạng sỏi kết lại nằm ở thận và ống niệu. Triệu chứng cụ thể là những cơn đau quặn thắt ở bụng dưới bên trái. Ngoài ra còn có một số triệu chứng như đi tiểu buốt, đi tiểu ra máu, buồn nôn,…

Ngoài ra, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến những cơn đau đột ngột này. Đi kèm đó là những triệu chứng thường gặp như đi tiểu nhiều lần và cảm giác đau buốt.

1.4. Do một số bệnh lý khác

Bên cạnh những bệnh ở trên, bị đau bụng dưới rốn bên trái ở phụ nữ do một số bệnh lý khác. Ví dụ như có vết bầm hoặc khối máu được tụ lại bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở dưới rốn cũng có thể dẫn đến cơn đau bụng này.

Các cách giảm đau bụng bên trái dưới rốn tại nhà hiệu quả

Nếu tình trạng đau bụng bên trái dưới rốn ở trẻ em xảy ra mà không kịp đưa đến bác sĩ. Thì bạn có thể áp dụng ngay một số biện pháp giảm đau cực hiệu quả tại nhà dưới đây:

đau bụng bên trái dưới rốn
Uống trà gừng ấm giúp giảm đau bụng hiệu quả

Gừng tươi là một trong những bài thuốc gia truyền chữa đau bụng hiệu quả nhất hiện nay. Bài thuốc này có công dụng cải thiện quá trình lưu thông máu một cách dễ dàng hơn. Vì vậy khi bạn bị đau bụng bên trái thì hãy uống ngay một ly trà gừng ấm. Bạn sẽ cảm thấy ấm bụng và giảm đau một cách nhanh chóng.

Mật ong cũng là nguyên liệu được nhiều người tin tưởng giúp giảm đau bụng tức thì. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần pha mật ong cùng nước ấm thì có thể uống ngay. Sau khi uống bạn sẽ không còn cảm thấy những cơn đau bụng quấy rầy nữa.

Một số cách giúp phòng tránh đau bụng trái dưới rốn

Để cơn đau bụng bên trái dưới rốn không xuất hiện bạn có thể áp dụng các cách sau:

3.1. Chế độ ăn uống hợp lý

Để phòng ngừa những cơn đau bụng trái, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống sau:

đau bụng bên trái dưới rốn
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng
  • Không được sử dụng rượu, bia, chất kích thích và các loại nước uống có ga. Những loại đồ cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ cũng tuyệt đối phải hạn chế.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu thành phần chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nên bổ sung nhiều loại rau xanh và các loại hoa quả tươi vào thực đơn hằng ngày.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và hạn chế dùng đồ ăn nhanh. Các loại đồ ăn tái, sống và chưa được chế biến kỹ cũng nên tránh sử dụng.
  • Nên tập thói quen ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ những bữa ăn trong ngày. Điều này sẽ giúp hạn chế gây áp lực lên thành dạ dày và các cơ quan hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung nước đầy đủ cơ thể, nên uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.

3.2. Sinh hoạt, luyện tập điều độ

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng cần có thời gian sinh hoạt và luyện tập hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế tình trạng thức khuya hoặc làm việc quá sức.
  • Tránh để tâm lý bị căng thẳng, cơ thể mệt mỏi kéo dài.
  • Tập thể dục, thể thao mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe.
  • Không được bỏ bữa, nên ăn vào một khung giờ cố định mỗi ngày.

Bài viết trên cũng đã giúp bạn tìm hiểu về tình trạng đau bụng bên trái dưới rốn. Có thể thấy đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà tuyệt đối bạn không nên chủ quan. Do đó, khi cơn đau xuất hiện thường xuyên bạn nên đến bệnh viện gặp khám bác sĩ ngay. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh nêu trên.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *