Dấu hiệu đột quỵ tim – Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo một cách rõ ràng. Hãy cùng theo dõi để bạn có thêm được nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm trong việc xử lý những tình trạng bệnh nguy hiểm này.
Giống như bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, tim cũng cần được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng liên tục để duy trì hoạt động và sự sống. Sự gián đoạn cung cấp năng lượng này có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, cơn nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim rất dễ xảy ra. Và khi xảy ra bạn cũng cần biết dấu hiệu đột quỵ tim là gì? Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé.
Xem nhanh
Đột quỵ tim là gì?
Nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim và hay đột quỵ tim là do hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Hầu hết các trường hợp hình thành cục máu đông là do xơ vữa hoặc hẹp lòng động mạch. Thường xảy ra ở những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, bệnh tiểu đường, người hút thuốc lá, nghiện rượu nặng,…
Ngoài ra, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim thường xảy ra đột ngột nên cần được cấp cứu nhanh chóng. Vì vùng cơ tim do các động mạch bị tắc nghẽn làm thiếu oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến hoại tử. Chức năng bơm máu của tim không được hoàn thiện như trước, gây ra các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tắc mạch máu,…
Dấu hiệu đột quỵ tim
Triệu chứng đột quỵ tim đối với người bệnh sẽ là hồi hộp, đánh trống ngực, đặc biệt là đau thắt ngực. Mức độ nghiêm trọng của chứng đau thắt ngực có thể từ rất ít như một cơn đau quặn thắt, đến cơn đau nhói, như dao đâm.
Cơn đau có thể lan đến cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Cơn đau thường kéo dài từ 20 – 30 phút hoặc hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị khó thở, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu hoặc đột tử.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim cần được hỗ trợ oxy, dùng thuốc giảm đau ngực, kiểm soát nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim,… một số bệnh nhân cần được can thiệp mạch vành.

Điều trị bệnh đột quỵ tim như thế nào?
1. Điều trị bệnh đột quỵ tim
Phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim không chỉ bao gồm các liệu trình đã được bác sĩ hướng dẫn mà còn có thuốc. Hầu hết các đơn thuốc của bệnh nhân sẽ bao gồm những điều sau đây:
- Thuốc chống đông máu
- Chất chống kết tập tiểu cầu
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin neprilysin
- Thuốc chẹn beta giao cảm
- Thuốc chặn canxi
- Thuốc statin và một số loại thuốc tương tự có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc làm giãn mạch máu.

2. Phục hồi sau điều trị đột quỵ tim
Sau khi được điều trị, hầu hết những người bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim có thể trở lại cuộc sống bình thường của họ. Tuy nhiên, theo thống kê, bệnh sẽ tiếp tục tái phát trong vòng 5 năm đầu ở 20% bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên. Vì vậy, ngăn ngừa một cơn đau tim khác xảy ra là ưu tiên hàng đầu của bệnh nhân. Để làm điều này, bạn sẽ cần tuân theo một số quy tắc:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám đầy đủ theo như lịch hẹn của bác sĩ.
- Tham dự chương trình phục hồi chức năng tim do bác sĩ khuyến nghị.
Phòng ngừa bệnh đột quỵ tim
1. Chế độ dinh dưỡng
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein nạc. Nếu bạn thường xuyên ăn việt quất và dâu tây có thể giảm 32% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm cả đau tim, ở phụ nữ. Ngoài ra, đừng quên hạn chế thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong khẩu phần ăn của bạn.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, thể trạng của những người từng bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim sẽ có phần yếu hơn những người khác. Vì vậy, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ để có kế hoạch tập luyện sao cho phù hợp với bạn nhất nhé.

3. Từ bỏ hút thuốc
Theo nghiên cứu, bỏ thuốc lá có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị đau tim và cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch và hô hấp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý không để gần những người đang hút thuốc để tránh hút thuốc lá thụ động. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ tim, bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh một cách khoa học cho bạn.