Béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nhiều người cho rằng béo phì và bệnh mạch vành có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy người béo phì bị bệnh tim mạch có đúng hay không?
Béo phì là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều biến chứng và bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, có liên quan đến tim mạch và huyết áp, thậm chí là nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết người béo phì bị bệnh tim mạch có đúng không? Giữa chúng có mối liên hệ như thế nào?
Xem nhanh
Có phải người béo phì đều bị bệnh tim không?
Béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ cho bạn mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác. Trên thực tế, béo phì và bệnh tim mạch có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng tương quan và gây ra nhiều căn bệnh cho chúng ta. Cụ thể:
1.1. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về tim mạch
Béo phì có mối liên quan mật thiết làm tăng nguy cơ bị bệnh lý về tim mạch. Theo các nhà khoa học cho biết, sự gia tăng các chất béo quá mức trong cơ thể. Sẽ làm mở rộng tâm nhĩ, tâm thất và xơ vữa động mạch vành, góp phần gây ra bệnh tim mạch. Ngoài ra, việc tăng mỡ thừa gián tiếp thông qua sự thúc đẩy tình trạng ngưng thở khi ngủ. Bệnh huyết khối, khởi phát hoặc làm xấu đi những bệnh về chuyển hóa là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tim mạch. Chúng bao gồm rối loạn lipid máu, tiểu đường type 2, huyết áp cao và hội chứng chuyển hóa.

1.2. Béo phì mắc bệnh tim mạch liên quan đến tình trạng viêm
Bệnh béo phì thúc đẩy nguy cơ viêm và ngược lại nó thúc đẩy quá trình tạo mỡ cho cơ thể. Tình trạng viêm cùng với sự tích tụ mỡ thừa hạ thường tìm thấy ở những người bị béo phì. Điều này, làm tăng nguy cơ mắc phải xơ vữa động mạch vành ở người béo phì. Trong đó những lipoprotein xấu LDL-C, thúc đẩy và hình thành nên các loại mảng bám. Khi những mảng bám trên thành mạch vành bị vỡ ra sẽ hình thành nên một số cục huyết khối. Điều này dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ não, tắc động mạch tứ chi,… của người béo phì.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm mãn tính và ứ đọng mỡ ở vùng hạ vị có liên quan mật thiết với nhau. Ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng và phát triển của bệnh động mạch vành. Những tế bào mỡ biểu mô bình thường có tác dụng giống như các tế bào mỡ từ mô mỡ màu nâu. Điều này giúp tiêu hao axit béo và nuôi dưỡng được các mô vùng lân cận.
Chúng sẽ tiết ra adiponectin, giúp ngăn chặn tình trạng viêm và xơ hóa trong cơ tim. Ngược lại, mỡ vùng hạ vị ở người mắc bệnh béo phì dễ bị phân giải, giải phóng acid béo và gây ra phản ứng viêm. Trong béo phì, sự tiết ra adiponectin từ vùng mỡ hạ vị bị giảm và những adipokine tiền viêm được giải phóng. Giúp thúc đẩy sự xâm nhập của những đại thực bào, làm phá hủy một số hệ thống vi mạch. Điều này là kích hoạt các con đường xơ hóa bên trong mạch vành và tim mạch.
1.3. Béo phì có nguy cơ làm suy giảm chức năng của tim
Theo các nhà khoa học cho biết, những người bị bệnh béo phì thường có nguy cơ suy tim cao. Một số người còn có nguy cơ bị đột quỵ hoặc mắc phải các căn bệnh về tim mạch khác. Điều này bắt đầu từ sự phát triển rung nhĩ do bệnh béo phì, khiến tim bị loạn nhịp. Và dần dần chúng hình thành nên những cục máu đông làm giảm chức năng tim mạch.
Mối liên hệ giữa béo phì và bệnh tim mạch vành là gì?
Những năm gần đây, đời sống của người dân đang ngày dần được cải thiện. Tình trạng thiếu nguồn thức ăn và dinh dưỡng ngày càng đực giảm đi. Ngược lại, số người thừa cân và béo phì lại đang ngày càng có xu hướng tăng lên.
Người mắc bệnh béo phì thường bị bệnh tim mạch rất cao. Béo phì là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và một loạt những bệnh lý mãn tính khác. Chẳng hạn như tiểu đường, bệnh béo phì huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch vành. Ngoài ra, những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, xương khớp và ung thư.

Nguy cơ mắc phải bệnh mạch vành do béo phì gây nên gấp 4 lần so với người bình thường. Ngoài ra, béo phì cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng đột quỵ tăng lên 6 lần. Nguy cơ tăng huyết áp lên đến 12 lần và mắc bệnh tiểu đường cao gấp 6 lần. So với những người có chỉ số BMI ở mức bình thường và cân đối. Có 2 dạng béo phì:
- Dạng béo phì thứ nhất, mỡ thừa thường tích trữ chủ yếu ở vùng bụng và phổ biến ở nam giới. Trường hợp này thường gọi là “bụng bia” hoặc người có thân hình quả táo.
- Dạng béo phì thứ hai, mỡ thừa tập trung ở vùng mông và đùi, thường phổ biến ở phụ nữ (người hình quả lê). Nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch gia tăng chủ yếu đối với những người béo phì ở vùng bụng. Đặc biệt là nguy cơ gia tăng mắc bệnh mạch vành và khả năng đột quỵ rất cao.
Ở nam giới, để phòng ngừa bệnh tim mạch do béo phì, tốt nhất không nên để kích cỡ vòng bụng vượt quá 90% vòng mông. Còn nếu là phụ nữ, nên duy trì cho con số này dưới 80% vòng mông.
Một số lời khuyên hữu ích từ bác sĩ đối với bệnh nhân béo phì
Tuy có những tác hại nguy hiểm đối với hệ tim mạch của người bị bệnh béo phì. Nhưng béo phì là yếu tố nguy cơ mà bạn hoàn toàn có thể thay đổi được. Vì vậy, bạn nên thay đổi sinh hoạt, có chế độ làm việc và ăn uống hợp lý. Bạn nên luyện tập thể thao thường xuyên để tránh dư thừa năng lượng cơ thể, hạn chế bệnh béo phì. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp quan trọng để giảm nguy cơ gây ra bệnh mạch vành. Cụ thể, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên của bác sĩ sau đây:

- Duy trì cân nặng của cơ thể ở mức độ hợp lý.
- Sử dụng dầu thực vật trong thực đơn ăn uống hằng ngày.
- Bổ sung thêm trái cây, hạt, rau củ chứa nhiều chất xơ và oxy hóa.
- Hạn chế các loại bánh kẹo, nước ngọt có nhiều đường.
- Người mắc bệnh béo phì không nên ăn mặn (giảm cao huyết áp)
- Bỏ rượu bia và thuốc lá (đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch).
- Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe.
Bài viết trên cũng đã cho bạn biết người béo phì bị bệnh tim có đúng không. Có thể thấy tỷ lệ người béo phì mắc bệnh tim mạch rất cao và khó điều trị khỏi. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể thao. Đặc biệt, bạn cần có thói sinh hoạt lành mạnh như ngủ sớm, bỏ rượu bia và thuốc lá,…