trẻ em béo phì
Sức khỏe

Trẻ em béo phì là do nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao?

Thông thường bệnh béo phì ở trẻ nhỏ sẽ rất khó để phụ huynh nhận biết. Nếu không được điều trị kịp lúc, sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe trẻ. Tham khảo ngay bài viết để điều trị tình trạng trẻ em béo phì hiện nay.

Nhiều bậc ba mẹ với quan điểm rằng trẻ càng bụ bẫm sẽ càng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cân nặng của trẻ vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến nguy cơ bị béo phì. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ em béo phì? Hãy tham khảo bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

Trẻ em béo phì là do những nguyên nhân nào?

Trẻ thừa cân béo phì có thể do những nguyên nhân dưới đây:

1.1. Béo phì nguyên phát

Do trẻ bị mất cân bằng năng lượng tiêu thụ và hấp thụ trong cơ thể. Cụ thể, trẻ tăng cường lượng hấp thụ nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể. Hoặc trẻ giảm lượng đốt cháy mỡ thừa trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể. Đặc biệt là ở vùng bụng, mông, đùi và vai sẽ tích tụ càng nhiều mỡ nhất.

trẻ em béo phì
Trẻ bị béo phì do ăn uống mất kiểm soát

Dạng béo phì nguyên phát này thường gặp ở những trẻ béo phì ăn nhiều. Những trẻ này lại ít vận động và giảm chuyển hoá thân nhiệt sẽ gây béo phì. Trẻ em béo phì thường cao hơn ở độ tuổi trước khi dậy thì. Nhưng Thời gian lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và chỉ có chiều cao trung bình thấp ở độ tuổi trưởng thành.

1.2. Béo phì thứ phát

Béo phì ở trẻ do nguyên nhân thứ phát có thể do bệnh lý, di truyền hoặc dùng thuốc,..

  • Béo phì do trẻ bị suy giáp trạng như béo toàn thân, thấp, da khô và đầu óc thiểu năng.
  • Béo phì do trẻ bị cường năng tuyến thượng thận (u nang hóa vỏ tượng thận). Cụ thể trẻ bị béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá và huyết áp cao.
  • Trẻ béo phì do thiểu năng chức năng sinh dục thường có trong 1 số hội chứng. Ví dụ như Prader-Willi béo bụng, lùn, đầu óc thiểu năng và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo phì đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón tay và có tật về mắt.
  • Trẻ em béo phì do một số bệnh về não thường gặp do những tổn thương. Béo phì thường có kèm theo thiểu năng đầu óc hoặc có dấu hiệu thần kinh khu trú.
  • Béo phì do dùng thuốc như uống Corticoid kéo dài trong chữa trị bệnh hen. Hoặc bệnh xương khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để chữa trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo phì của hội chứng Cushing, béo vùng bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có dùng thuốc corticoid.

Một số yếu tố có nguy cơ gây béo phì ở trẻ

Bệnh béo phì ở trẻ mầm non đang đang được nhiều phụ huynh quan tâm. Ngoài những nguyên nhân trên, các yếu tố sau cũng có nguy cơ gây béo phì cho trẻ:

2.1. Tiền sử gia đình

  • Một nghiên cứu cho thấy 80% trẻ nặng cân là do có ba hoặc mẹ mắc bệnh béo phì.
  • Nếu trẻ rẻ có cân nặng lúc sinh lớn 4kg thì sẽ có nguy cơ béo phì cao. Với những trẻ có cân nặng bình thường sẽ ít có nguy cơ hơn.

2.2. Thực phẩm giàu năng lượng

  • Những thức ăn giàu chất béo như mỡ, da, thức ăn nhanh hay nhiều dầu mỡ,… Thức ăn hoặc thức uống ngọt như chè, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, trái cây quá ngọt,…
trẻ em béo phì
Trẻ thường ăn vặt và ít vận động có nguy cơ dẫn đến béo phì cao

2.3. Thiểu năng trí tuệ

  • Đầu óc trẻ bị thiểu năng có bản năng kiểm soát thói quen ăn uống. Nhận biết cảm giác no rất kém nên dễ dẫn đến ăn quá nhiều và ăn không biết no. Ngoài ra, trẻ em béo phì có khả năng giao tiếp xã hội rất hạn chế. Trẻ không có cơ hội chơi đùa, vận động nên thường tìm đến th ăn để tự tiêu khiển cho bản thân.

2.4. Vận động thể lực ít

  • Trẻ có lối sống tĩnh lặng tại như ít hoạt động thể lực, dành nhiều thời gian chơi điện thoại. Hoặc trẻ thường có thói quen ăn vặt thường đốt cháy năng lượng ít hơn. Trong khi năng lượng thu vào lại vượt mức nhu cầu, lâu dần dễ dẫn đến tình trạng béo phì.

Những cách điều trị bệnh béo phì ở trẻ em

Tùy vào độ tuổi, nguyên nhân gây ra bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp:

3.1. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên

Nguyên tắc cơ bản là điều chỉnh lại thói quen ăn uống và lựa chọn thực phẩm khoa học. Bên cạnh đó, bạn nên tăng cường vận động thể lực thường xuyên hơn. Hạn chế nguồn cung cấp calo dư thừa từ những thực phẩm giàu năng lượng. Nên tăng cường vận động thể dục thể thao ít nhất 60 phút mỗi ngày. Có thể hoạt động qua trò chơi và các môn thể thao như nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,… Bạn nên ưu tiên những môn thể thao phù hợp với thể lực và sở thích của trẻ.

3.2. Tiết chế ăn uống- vận động

Trẻ em béo phì rất khó để tiết chế ăn uống vì vậy bạn phải hỗ trợ cho bé. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt. Tăng cường vận động trong trường hợp béo phì nặng để giảm cân nhanh chóng.

trẻ em béo phì
Điều trị bệnh béo phì ở trẻ bằng cách tiết chế ăn uống

3.3. Tham gia phối hợp tích cực đa chuyên ngành

Cần có sự điều trị phối hợp của nhiều chuyên gia bao gồm bác sĩ và tiết chế viên. Bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên viên tư vấn tâm lý và chuyên viên tư vấn thể lực. Cách kết hợp sẽ có nhiều biện pháp nhằm thay đổi được nhận thức và hành vi. Bên cạnh đó bạn cần có các giải pháp tiết chế ăn uống và vận động khoa học.

3.4. Điều trị bằng thuốc

Thường trẻ bị béo phì ăn uống rất mất cân bằng, vì vậy bạn cần bổ sung những chất cần thiết. Ngoài ra, bạn cần dựa vào nguyên nhân bệnh để dùng thuốc điều trị thích hợp nhất.

Bài viết trên cũng đã nêu lên nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em béo phì. Để điều trị bệnh lý này, ba mẹ có thể thực hiện một số cách trên đây. Bên cạnh đó, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và theo dõi. Để giảm cân cho trẻ béo phì đòi hỏi ba mẹ phải thật kiên trì và quyết tâm mới đạt hiệu quả được.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *