tuổi dậy thì béo phì
Sức khỏe

Tuổi dậy thì béo phì là do nguyên nhân nào và có tác hại gì?

Tỷ lệ tuổi dậy thì béo phì đang ngày một tăng cao và làm cho phụ huynh lo lắng. Bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm ra biện pháp điều trị thích hợp cho trẻ.

Vào tuổi dậy thì ba mẹ thường cho trẻ ăn rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ lười vận động và ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng béo phì. Vậy tuổi dậy thì béo phì sẽ có những nguy hại gì đối với sự phát triển của trẻ? Để trị bệnh béo phì của trẻ, ba mẹ có thể tham khảo các cách trong bài viết sau. 

Những nguyên nhân béo phì dậy thì sớm ở trẻ

Tuổi dậy thì béo phì có thể do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

1.1. Yếu tố di truyền 

Béo phì ở tuổi dậy thì có liên quan nhiều đến sự di truyền của bố mẹ. Khi vóc dáng của bố mẹ di truyền cho con cái thì không phải chỉ riêng một yếu tố di truyền. Mà là rất nhiều yếu tố di truyền quyết định đến vóc dáng của trẻ. Nếu bố hoặc mẹ bị béo phì, con có 40% khả năng mắc bệnh béo phì. Nếu cả bố và mẹ đều béo phì, khả năng con bị béo phì tăng lên 70% đến 80%.

1.2. Vận động không đầy đủ 

tuổi dậy thì béo phì
Trẻ dậy thì bị béo phì do lười vận động

Nếu trẻ ăn uống quá nhiều và tiêu thụ ít năng lượng, trẻ sẽ bị dư dinh dưỡng. Nếu trẻ không vận động thường xuyên thì nguy cơ dẫn đến béo phì rất cao.

1.3. Yếu tố tâm lý

Để giải tỏa tâm trạng phiền muộn, cảm xúc bất ổn, nhiều trẻ tìm đến thức ăn. Nếu trẻ ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì tuổi dậy thì.

1.4. Chế độ dinh dưỡng 

Cơ cấu thức ăn không hợp lý, thường xuyên ăn thức ăn nhiều calo, nhiều chất béo. Trẻ ăn nhiều đạm và ít chất xơ, thích dùng đồ chiên rán và thức ăn nhanh hấp dẫn đến béo phì.

1.5. Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh không chỉ dẫn đến béo phì mà còn gây khó tiêu và đau dạ dày.

Tuổi dậy thì béo phì sẽ có những tác hại gì?

Khi thanh thiếu niên bị thừa cân sẽ có những tác hại nghiêm trọng như sau:

2.1. Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Trẻ em và thanh thiếu niên béo phì tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể. Mức tiêu thụ oxy cao hơn người bình thường từ 30% – 40%. Nếu oxy trong cơ thể “thiếu hụt” thì trẻ sẽ bơ phờ dễ bị mệt mỏi, uể oải, khó tập trung. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập ở các lớp dưới.

2.2. Ảnh hưởng đến tinh thần

Do béo phì nên trẻ tuổi dậy thì thường không linh hoạt trong vận động. Và sẽ bị nhiều người từ chối khi tham gia các hoạt động mang tính chất tập thể. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tăng trưởng tâm lý của thanh thiếu niên, thậm chí sinh ra tâm lý tự ti. Nếu kết quả học tập không tốt, cộng với động tác vụng về, các em sẽ trở nên thu mình. Nhiều trẻ không muốn tiếp xúc với người khác, thậm chí gây ra chứng “tự kỷ”.

tuổi dậy thì béo phì
Béo phì ở tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ

2.3. Ảnh hưởng đến hình dạng cơ thể

Tuổi mới lớn là thời điểm thích hợp để cơ thể con người định hình cơ thể. Điều này có nghĩa là giai đoạn này có mối quan hệ rất lớn đến chiều cao, thấp, mập, ốm của một người. Tuy nhiên, nhiều thói quen xấu trong cuộc sống khiến lớp mỡ dưới da quá nhiều. Tạo cho người nhìn cảm giác “béo phì, ốm yếu, lười biếng và vụng về”. Điều này làm ảnh hưởng đến thân hình của tuổi mới lớn.

Béo phì ở tuổi vị thành niên cũng có thể gây rối loạn phát triển giới tính. Trẻ trai thì chậm phát triển sinh dục, trẻ gái thì dậy thì sớm, có kinh sớm và thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt. Thanh thiếu niên sẽ gia tăng gánh nặng thể chất do thừa cân, bàn chân bẹt, gập gối, uốn cong chi dưới, tổn thương cột sống và sụn đĩa đệm,… xảy ra theo từng thời điểm. Trẻ em và thanh thiếu niên béo phì có hàm lượng cholesterol và axit béo cao. Lipid trong máu cao, hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng cũng có khả năng gây ra một số “bệnh người lớn” ở trẻ dậy thì. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ,..

Cách điều trị bệnh béo phì ở trẻ vị thành niên

Để trị bệnh béo phì ở tuổi dậy thì bạn có thể áp dụng một số cách sau:

3.1. Chạy bộ

Chạy bộ giúp lưu thông khí huyết, có thể làm ấm cơ thể và giúp tiêu mỡ. Chú ý chạy bộ, đừng quá nôn nóng, phải duỗi toàn thân. Thông thường, bạn nên hít thở 3 bước nhỏ để làm chậm nhịp. Chạy khoảng 30 phút để cơ thể tiết mồ hôi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Kiên trì mỗi ngày không những có thể rèn luyện sức khỏe mà còn khiến bản thân gầy đi.

tuổi dậy thì béo phì
Chạy bộ thường xuyên giúp trị béo phì ở tuổi dậy thì hiệu quả

3.2. Nhảy dây

Nhảy dây có thể đốt cháy mỡ thừa ở vùng ngực, hông và mông hiệu quả. Các bạn muốn giảm cân có thể thử phương pháp này nhé. Nó rất đơn giản và dễ dàng, giúp ích rất nhiều cho việc phối hợp thể chất. Sau khi nhảy dây khoảng 20 phút, hãy uống một chút nước và nghỉ ngơi. Thực hiện các bài tập kéo căng cơ và sau đó nhảy dây sẽ hiệu quả hơn.

3.3. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Ăn kiêng và giảm cân là quan trọng, nhưng sức khỏe vẫn là trên hết. Để cải thiện tình trạng béo phì ở tuổi dậy thì bạn cần thực hiện các điều sau:

  • Uống nhiều nước, uống một cốc nước ấm vào buổi sáng để rửa ruột. 
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả, ăn ít thức ăn giàu chất béo.
  • Nhai chậm khi ăn, thư giãn cơ thể và tinh thần.
  • Đi dạo bên ngoài sau bữa ăn. 
  • Đi bộ. Khi đi bạn cố gắng tiến lên một bước, hãy chạm gót chân xuống đất trước và để mặt đất sau mũi chân.

Bài viết cũng đã cho bạn biết tuổi dậy thì béo phì sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng. Sự phát triển và tăng trưởng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy, để tránh béo phì, ba mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Bên cạnh đó, nên thường xuyên tập thể thao cùng trẻ và tập cho bé thói quen ăn uống điều độ.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *