Tình trạng bị ù tai sau khi xì mũi không chỉ xảy ra ở người lớn mà cả trẻ em cũng gặp phải. Điều này đang cảnh báo rằng hệ thống hô hấp của trẻ đang gặp vấn đề. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không và có thể điều trị như thế nào?
Ù tai sau khi xì mũi là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải hiện nay. Đặc biệt nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ sẽ gây ra nhiều biến chứng như chán ăn và quấy khóc. Vì vậy, ba mẹ cần tìm ra giải pháp giúp điều trị chứng ù tai này cho trẻ ngay.
Xem nhanh
1. Ù tai sau khi xì mũi ở trẻ em là do nguyên nhân nào?
Ù tai sau khi xì mũi thường xuất hiện khi cơ thể chúng ta bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Điều này khiến đường hô hấp bị ảnh hưởng kèm theo những triệu chứng như khó thở và ngạt mũi. Hiện tượng này thường xảy ra phổ biến ở trẻ em làm trẻ gặp khó khăn trong hô hấp.

Tại sao xì mũi lại ù tai? Vì tai – mũi – họng của chúng ta thường có cấu tạo liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy nên khi đường hô hấp bị tổn thương thì tai cũng có thể bị ảnh hưởng. Vòi nhĩ là bộ phận giúp kết nối mũi và tai nên khi nó bị viêm và sưng. Thì dịch nhờn sẽ tiết ra nhiều sẽ làm không khí không thể lưu thông và bị tắc nghẽn.
Lúc đó áp suất bên trong hòm nhĩ sẽ lớn hơn rất nhiều so với bên ngoài. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng màng nhĩ bị hút vào trong gây ra ù tai và nghe kém. Ngoài ra xì mũi nhiều gây ù tai có thể là do trẻ xì mũi chưa đúng cách. Từ đó có thể khiến vi khuẩn từ chất nhờn không thể ra ngoài và gây ra tình trạng tắc nghẽn.
Hiện tượng ù tai sau khi xì mũi sẽ khiến bé cảm thấy nhức đầu và kèm theo cơ thể mệt mỏi. Nhiều trẻ cảm thấy khó chịu kèm theo triệu chứng chán ăn và quấy khóc kéo dài. Chính vì vậy khi trẻ bị nghẹt mũi và chảy nước bạn không nên lơ là chủ quan.
2. Trẻ bị ù tai sau khi xì mũi có gây nguy hiểm không?
Bé bị ù tai sau khi xì mũi là tình trạng phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng sau:
2.1. Trẻ bị viêm tai giữa
Khi bé bị chảy nhiều nước mũi, bạn sẽ kêu bé xì mạnh hơn để cảm thấy thoải mái. Nhưng vô tình điều này sẽ khiến bé bị ù tai, sốt và đau tai hoặc đau đầu. Đây là các triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm tai giữa khi vi khuẩn và vi trùng xâm nhập tai trẻ. Là do bản chất cấu tạo của tai trẻ nhỏ có ống dẫn rất ngắn nên chất bẩn dễ bị đẩy ngược. Từ đó ó thể gây ra những triệu chứng viêm màng nhĩ và viêm tai giữa ở trẻ.
2.2. Suy giảm thính lực
Tình trạng xì mũi dẫn đến ù tai sẽ khiến khả năng nghe của trẻ trở nên hạn chế hơn. bé sẽ không thể nghe rõ được những âm thanh xung quanh. Khi để tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ bị mất thính lực.

2.3. Dẫn đến tình trạng điếc
Khi ù tai mà không được điều trị có thể làm trẻ mất thính lực hoàn toàn. Bé sẽ không thể nào phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất và trí não. Bởi do có cơ quan chức năng không đảm bảo chính xác được nhiệm vụ của chúng.
2.4. Gây ra mệt mỏi, đau đầu
Ngoài ù tai sau khi xì mũi, trẻ sẽ kèm theo những triệu chứng như quấy khóc và đau đầu. Từ đó có thể làm suy giảm thể trạng sức khỏe khiến trẻ chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
3. Mách bạn cách chữa ù tai khi xì mũi ở trẻ
Nếu thấy trẻ bị ù tai sau khi xì mũi mẹ có thể thực hiện theo cách sau để bé dễ chịu hơn:
- Sử dụng 2 ngón tay của bạn bịt lại mũi của bé sau khi nhắc bé hít một hơi thật sâu. Tiếp theo, kêu trẻ thở thật mạnh ra nhằm mục đích đẩy không khí qua đường lỗ tai.
- Cho bé uống nhiều nước để tạo ra quá trình nuốt, chứng ù tai sẽ mất đi nhanh chóng.
- Vệ sinh mũi cho trẻ thông qua các bước sau:

Bước 1: Nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ nhằm làm chất nhầy bị loãng. Việc này sẽ giúp loại bỏ một phần bụi bẩn trong mũi trẻ. Sau đó, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để giúp trẻ loại bỏ các chất nhầy và làm thông thoáng mũi cho bé. Nếu dịch mũi của bé đặc, mẹ nên thay thế bằng dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3%. Dung dịch này sẽ giúp dịch nhầy được làm loãng một cách dễ dàng hơn.
Bước 2: Nhắc nhở bé hít vào bên trong sau đó ngậm chặt miệng lại. Sau đó bạn bóp chặt 2 cánh mũi của trẻ và xì nhẹ ra bên ngoài. Điều này sẽ góp phần khiến những chất nhầy còn sót bên trong được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng việc xì mũi chỉ thực hiện với trẻ trên 2 tuổi.
Bài viết trên cũng đã giúp bạn tìm hiểu chứng ù tai sau khi xì mũi ở trẻ. Ngoài những cách trên bạn có thể học cách massage tai cho trẻ sẽ giúp giảm chứng ù tai. Để kích thích chức năng nghe của trẻ bạn có thể bật những bài hát nhẹ nhàng. Tránh làm cho bé căng thẳng sẽ làm tình trạng ù tai nghiêm trọng hơn.